Quên mật khẩu?

Ẩn quảng cáo

 

  một người bạn kinh dị

Go down 
Tác giảThông điệp
JongkEy™9a4
~ Member™
~ Member™
JongkEy™9a4


Giới tính Giới tính : Nam Pisces
Chinese zodiac Chinese zodiac : Rat
Bài viết Bài viết : 327
Xu Xu : 983
Thanked Thanked : 1
Sinh Nhật Sinh Nhật : 15/03/1996
Tham Gia Tham Gia : 01/08/2011
Tuổi Tuổi : 28
Yahoo Yahoo : Tây Ninh
Nghề Nghiệp Nghề Nghiệp : Học sinh 100000000000000000000000000000000000000000000000
Status Status : JongkEy The kEnBlock

 một người bạn kinh dị  Empty
Bài gửiTiêu đề: một người bạn kinh dị     một người bạn kinh dị  EmptyMon Aug 01, 2011 10:44 pm

Mỗi lần đến thư viện thì tôi lại gặp hắn, như ngồi
mãi một chỗ, chăm chú vào cuốn sách để trước mặt. Vẻ lạnh lùng, tóc bơ phờ, và
nhất là đôi mắt kỳ lạ của hắn, ai đã nhìn qua một lần thì không thể quên được -
đôi mắt tinh anh dị thường bao giờ cũng như nhìn vào một chốn thăm thẳm.
Một
hôm nhân cùng tìm một cuốn sách cổ quái, ít ai đọc đến, chúng tôi thành quen
biết. Hai tâm hồn tương ứng xô đẩy chúng tôi lại gần nhau. Thế - người bạn trong
thư viện - và tôi thường chỉ có một câu chuyện độc nhất để say sưa nói với nhau
là thơ. Từ địa hạt thơ tôi đã đi lần vào trong cuộc đời thân mật của Thế. Anh ở
một góc lầu cao, xa thành phố, thường rất ít đi lại với ai.
Thú say mê nhất
của Thế là thơ, triết lý và thuốc lá. Thế hút píp và có hơn mười cái, đủ kiểu to
nhỏ, từ cái píp đầu lâu đến cái píp đầu thi sĩ Baudelaire, và không biết anh đã
tìm tòi mua được ở đâu những cái píp quý giá như thế. Anh nâng niu píp như người
xưa chơi đồ cổ, hơn thế nữa, anh yêu thương chúng như những sinh vật có linh
hồn. Một hôm, Thế rủ tôi đi uống rượu và nói một cách thương tiếc:
- Tôi vừa
mất một người bạn thân.
Sau hỏi ra tôi mới hay rằng vì một cử chỉ vô ý, anh
đánh rơi gãy mất một cái píp đẹp.
Một sự ham thích khác nữa của Thế là chơi
đầu lâu. Mấy cái đầu lâu trắng tinh trang hoàng ở phòng mình, Thế đã mua hai cái
ở Hà Nội, thời kỳ học ở trường thuốc, một cái mua ở Huế của cụ Ngáo, đao phủ thủ
tại kinh đô bán; cái đầu lâu sau này là của một tướng cướp đào lăng vua bị chết
chém. Còn một cái nữa, không rõ Thế mua ở đâu, và ngoài ra, hai cái đầu lâu khỉ.

Những cái đầu lâu ấy nổi bật hẳn trên màu đen của gian phòng, và đây đó treo
những bức thư ảnh của các thi sĩ Thế yêu: Edgar Poe, Baudelaire, Byron,
Mallarme, Valéry.
Bạn khác thường của Thế còn có một con mèo đen nhung chỉ
thích được vuốt ve nằm trong lòng người và một con quạ. Con quạ toàn đen này Thế
đã tập cho nó nói được và chỉ nói một câu như con quạ của Poe: Không có gì nữa
hết!
Người bạn dị kỳ của tôi chỉ sống để mà làm thơ và đọc sách, đi. Nhưng
con người phong vận, cốt cách thi sĩ ấy lại không hề đả động tới đàn bà, và
tránh nói đến họ. Đó là sự bí mật ở Thế mà tôi vẫn kiếm dịp để tìm hiểu.
Một
buổi tối lành lạnh, tôi đến thăm Thế, vừa lúc anh ngủ dậy, sau đêm thức suốt
sáng đọc sách hay viết. Thế sống khác với người thường, ban ngày ngủ và đêm làm
việc. Đêm mê say anh như hương thơm tách cà phê đậm.
Dựa ngửa ra chiếc ghế
lót đệm nhung, ngậm píp phì khói tỏa mờ, Thế thì thầm ngâm thơ. Ngồi một bên,
tôi yên lặng nhìn đôi mắt xanh sáng của con mèo đen, vuốt qua làn lông mịn màng
như nhung. Trong không khí thân mến, tôi khêu gợi đột ngột đến chuyện tình và
mơn man dò hỏi tâm sự bạn. Thế ngập ngừng rồi dịu dàng bảo tôi:
- Tôi không
muốn nhắc nhở đến dĩ vãng vì buồn lắm, nhưng anh đã gạn hỏi, tôi không giấu giếm
anh nữa, và để cho anh hiểu tôi hơn.
Thế đứng dậy thổi tắt cây bạch lạp, vì
anh vẫn thích nói chuyện trong bóng tối, những lời nói sáng tỏ hơn. Rồi với một
giọng nhiều hơi, buồn buồn, Thế bắt đầu nói:
- Trước hết, tôi cần nói rõ để
anh biết về việc bị chôn sống là vấn đề có liên lạc mật thiết đến câu chuyện
riêng của tôi sắp kể.
Bị chôn sống là một sự thật nguy hiểm, ghê gớm, sự
nguy hiểm to tát cũng như sự mê tối của loài người. Tôi đã tra cứu, tìm tòi
trong y học và đã kinh nghiệm rằng nếu để trí suy xét thì không ai có thể chối
cãi được rằng trường hợp rùng rợn này vẫn xảy ra. Có người may mắn tỉnh lại
trước lúc chôn để tránh khỏi sự lầm lạc tàn khốc, nhưng ta phải nghi ngại rằng
đã biết bao người bị chôn sống mà không bao giờ ai biết đến.
Cái giới hạn
chia hai sự sống và chết rất mù mờ và tăm tối. Ai có thể biết rõ được rằng lúc
nào là hết sống và khi bắt đầu chết? Vì trước và sau khi chết, không có một sự
phân biệt hiện ra trên người. Mạch máu hay hơi thở ngừng không thể là bằng chứng
được. Không có một thời hạn bao lâu để chắc quyết là chết, và trái tim đã ngừng,
có thể chịu vài ảnh hưởng trong thân thể rồi đập lại. Sự thực nghiệm ấy khoa học
và y học ngày nay đã nói đến. Người chết thật rất chậm, không như ta tưởng.
Trong lúc bề ngoài đã chết, kẻ bất hạnh vẫn có thể đang sống. Người chết nào
cũng phải qua hai thời kỳ, liên lạc với cái chết và chết thật, nhưng y học còn
chứng nghiệm rằng có khi gặp một thời kỳ khác: chết bề ngoài. Thời kỳ này là lúc
những cơ quan nhận thấy rõ ở thân thể đều ngừng lại như bộ máy nghỉ chạy rồi
trong một khoảng thì giờ qua, vì một nguyên nhân vô hình, người có thể trở lại
với sự sống. Những cơ quan trong người đều chia ra các bộ phận riêng, tất cả dù
là nương tựa vào nhau, đều có sự độc lập liên lạc. Mỗi bộ phận có thể sống biệt
lập với cơ quan có dính líu đến. Cái chết không phải là một sự thay đổi hoàn
toàn và chạm đến những bộ máy sống của thân thể. Bởi vậy khi người ta chết,
những bộ phận trong người chưa ngưng trệ hẳn, nên rất khó khăn mà phân biệt được
rằng cái chết của người này chỉ là bề ngoài, và người kia chết thật. Khoa học
cũng phải công nhận rằng những trường hợp này thật khó mà biết rõ ràng được -
phần nhiều người đều mặc số mệnh cho sự rủi may - và các vụ chôn sống vẫn xảy
ra. Những tiếng kêu gào thảm thiết của người chưa chết hẳn mà đã bị chôn không
được ai nghe đến và chúng ta cũng mặc cho số phận mình, nếu bất hạnh một ngày
kia tỉnh dậy trong hòm.
Thế ngừng lại, lấy thuốc cho thêm vào píp, đốt cháy
rồi say sưa nói đến câu chuyện của lòng mình:
- Quãng đời hai mươi tuổi của
người thanh niên thường ít ra cũng có một cuộc tình ái điên cuồng mà tốt đẹp, và
kỷ niệm ấy bao giờ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc trong tâm tưởng: Tâm hồn
giàu có tình cảm như chúng ta lại hay gây nên những tình duyên ly kỳ.
Năm
năm trước đây, tôi đang ở trong thời kỳ phát triển của tình cảm thì gặp và yêu
một người con gái tên là Bích Trăng. Trăng là một tiếng sét đã làm sôi nổi tận
đáy lòng tôi những tình cảm sâu sắc và bền chặt nhất về yêu thương. Trăng có một
thứ nhan sắc châu ngọc mà tôi đã mường tượng trong thơ. Với tôi, Trăng là một
người yêu có cả tình một người chị, một người mẹ hiền từ của phương Đông. Chúng
tôi yêu nhau với tất cả say sưa, nồng nàn của tuổi hai mươi. Mặc dầu giữa Trăng
và tôi có những sự cản trở của hai gia đình cổ kính vẫn không thích nhau. Thầy
tôi làm quan, trên chức của thầy Trăng. Tính tình cương trực của thầy tôi đã gây
nên một sự xích mích giữa hai người, và từ đó cả hai nhà không bao giờ đi lại
với nhau nữa.
Tự buổi đầu, Trăng và tôi cùng biết trước rằng cuộc hôn nhân
của chúng tôi sau này khó lòng mà thực hiện được. Nhưng chúng tôi không thể
không yêu nhau được và khi người ta yêu... Tôi chăm chú theo đuổi cái địa vị độc
lập, chắc chắn mai sau, trở nên một bác sĩ, và khi ấy Trăng cùng tôi sẽ tự do
lấy nhau, nếu hai gia đình vẫn không bỏ hiềm khích cũ.
Thế rồi một hôm đang
thời kỳ lưu học ở Hà Nội, tự nhiên tôi thấy nóng lòng, băn khoăn rồi bỗng nhận
được dây thép của một người bạn ở Huế cho hay tin Trăng chết. Cái chết đột ngột,
dữ dội của Trăng đã làm đảo điên cả người tôi, và tưởng như mình đang mơ.

Tôi xin phép nghỉ học để trở về Huế ngay chiều hôm ấy. Không muốn cho ở nhà
biết, bước xuống xe lửa, tôi lại ngay nhà người bạn. Về cái chết thình lình của
Trăng, tôi được hay thêm rằng nàng bị cảm, đau luôn một tuần rồi chết. Và người
ta đã chôn nàng sáng ngày.
Trăng đã chết thật, không còn nghi ngờ gì nữa,
không còn gì nữa hết! Tự thâm tâm tôi hét lên một tiếng ghê gớm như làm tan vỡ
cả linh hồn: Trăng ơi! Tất cả người tôi vang lên một điệu u trầm, ảo não: Trăng
ơi! Hình như trong hồn, trong máu, trong phổi, trong tim tôi lúc bấy giờ đều
chứa đựng toàn những mạch tình trìu mến, yêu thương da diết, quấn quít lấy
Trăng.
Tối hôm ấy, tôi ngây dại ra đi trong trăng mờ lạnh. Những tư tưởng
điên cuồng nung nấu, sôi nổi cả người, lý trí bị ám hoặc, một ý nghĩ ghê gớm nảy
nở và cắm rễ trong hồn tôi. Và như một cơn cảm hứng mãnh liệt, ý nghĩ ấy cứ lấn
át, chiếm cứ lấy linh hồn. Tôi cuồng loạn theo uy lực của tình yêu bị kích thích
đến cực điểm. Qua bao la, của đêm trăng mờ, tôi mê man theo sự xúc động điên
cuồng, lần tìm đến mồ Trăng. ý nghĩ dị thường vẫn bùng cháy như một ngọn lửa:
tôi rồ dại muốn nhìn thấy mặt Trăng.
Đứng trên đồi chôn Trăng, dưới trăng mơ
hồ mà trước kia tôi đã cùng Trăng say ngắm, đi qua chốn này, hôn nhau lần đầu
tiên, tôi đau đớn ngây ngất khi nhìn thấy gò đất mới đã che lấp Trăng bên những
ngôi mả trắng. Cơn bão táp trong não cân lại nổi lên ồ ạt, như một người điên,
tôi vác cuốc đem theo mờ loạn đào mồ chôn Trăng. Đất mới đắp còn mềm, dễ bới,
tôi say sưa với ý tưởng nhìn lại mặt Trăng, không còn biết gì là mệt nhọc.

Nhớ lại khi ra đi đã khuya, đến lúc đào mồ Trăng gần đụng hòm thì nghe gà
gáy, tôi hoảng hốt vội vã lên vì sợ trời sáng. Gió khuya ở trên đồi nghĩa địa
thổi lên từng trận đem tiếng chó sủa trăng ở làng xa với những tiếng mõ canh lốc
cốc. Trăng hạ tuần gần sáng càng tỏ rõ, mây đen từng lúc bay qua.
Tôi mải
miết đào, đất bắn khắp mình, quần áo lấm đầy mồ hôi vì nóng, vì cảm động. Đất
khỏa ra hai bên người như mở con đường cho tôi đi đến với Trăng. Một tiếng chạm
vào gỗ làm cho tôi rung động đến ngây người. Và chẳng bao lâu là tôi cạy mở được
nắp hòm. Tôi kéo tung đồ liệm lên, màu vải tang đang còn mới ủ bốc lấy hơi
người. Một cảnh tượng đời đời ghi chặt trong trí tôi mỗi khi hồi tưởng lại: nằm
thẳng giữa đống đồ khâm liệm màu trắng, dưới trăng lạnh, mặt nhợt nhạt của Trăng
có một vẻ thiên tiên lạ lùng. Những ý nghĩ điên cuồng, sôi nổi dịu dần trong trí
tôi khi nhìn thấy mặt Trăng. Tôi đưa hai tay run rẩy cầm chặt lấy hai bàn tay
Trăng, hai bàn tay cứng lạnh xưa kia đã ve vuốt đầu tóc bơ phờ của tôi. Những
giọt nước mắt của tôi từ từ rơi trên má, trên mắt, trên môi nàng. Tôi mê man
lặng ngắm Trăng rất lâu, lòng kêu rên những cảm hoài vô tận. Tưởng chừng tôi chỉ
muốn ôm xác Trăng về cùng mình, vì không chịu thấu được sự chia ly, hiu quạnh
đời đời. Tôi nghẹn ngào gọi tên Trăng trong lúc gió buổi hừng sáng thổi lướt
trên đồi. Mặt trăng mờ nhạt tỏa xuống bóng tôi đang gục đầu trên ngực Trăng nằm
trong chiếc hòm phá vỡ.
Trời sắp sáng rồi. Tôi còn phải đậy hòm lại, lấp đất
lên. Lần cuối cùng, tôi hôn lên đôi mắt nhắm kín của nàng - than ôi, đôi mắt
không bao giờ còn nhìn tôi nữa hết - rồi lấy con dao nhỏ đem theo cắt lấy mớ tóc
mịn màng của Trăng. Tôi vẫn tiếc nuối không nỡ rời đi, ôm chặt lấy hai tay nàng.
Giờ phút ấy, tôi chỉ muốn trời đất tan sập đi, thành hư không như người trở về
với cát bụi.
Tôi còn ngây ngất trước cảnh tan nát xé dạ, thì lạ lùng thay,
tay Trăng như động đậy trên tay tôi. Và, trước sự kinh ngạc của tôi, đôi mắt
nhắm cứng của Trăng bỗng từ từ mở ra nhìn tôi. Rồi tự nhiên đôi môi của Trăng hé
mở để lộ những răng trắng tinh. Không phải vì tôi quá cảm xúc mà bị mê hoặc đâu!
Trăng bắt đầu uốn mình như người tỉnh dậy sau giấc ngủ đầy mệt nhọc. Và đôi mắt
Trăng mở trân trân, ngạc nhiên khi nhận thấy mình đang nằm trong hòm, giữa bãi
tha ma, và bên nàng lại có tôi.
Cái ý nghĩ Trăng bị chôn sống thoáng qua trí
tôi đánh tan tất cả bỡ ngỡ, hãi hùng.
Thế châm diêm đốt cái píp đã tắt rồi
nói tiếp:
- Tôi đã đến kịp để cứu Trăng ra khỏi cái trường hợp tàn khốc, ghê
gớm ấy. Tôi tin rằng có một sức mạnh thiêng liêng, thần bí đã nhập vào hồn tôi.

Khi đã gỡ Trăng ra khỏi đống đồ liệm, tôi cởi áo ra, đặt nàng nằm nghỉ cho
tỉnh hẳn. Trong lúc ấy tôi nhét đồ liệm vào hòm, đậy nắp lại rồi đắp đất lên,
không để lại dấu vết gì để ai có thể nghi ngờ rằng xác chết bị mất trộm hay
người chết trong hòm đã sống lại.
Trời vừa sáng thì tôi đã dìu Trăng về đến
nhà người bạn. Trăng kêu khát và đói lắm vì đã ba ngày đêm ngất lịm. Uống sữa
vào tỉnh hẳn người, Trăng cặn kẽ kể lại:
- "Em đang đau bỗng mê man, nói
sảng luôn mấy ngày, rồi đến lúc nguy kịch... Có buổi sáng, lý trí trở lại với em
một cách thình lình, nhưng thầy thuốc chứng rằng mạch em đã yếu lắm. Em cũng tự
biết đến hồi nguy ngập và hấp hối. Thời kỳ cuối cùng, em bắt đầu thấy không đau
đớn nữa, mình nhẹ nhàng đi vào một thế giới mơ hồ. Từng lúc em có cảm giác rằng
linh hồn được tự do bắt đầu thoát ly. Trong một cuốn sách về y học của anh cho
em mượn đọc, em nhớ có nói rằng lúc gần chết, sức mạnh tinh thần của ta không bị
đụng chạm gì đến, và ở những người mà tâm tính vẫn giữ được cứng cỏi thì linh
hồn được thêm năng lực. Khi cơn bệnh được yên tĩnh đôi chút thì óc được tách ra
làm việc như thường. Em đã nhận thấy đúng như thế sau vài lúc mê sảng, hoảng hốt
như cuồng tâm.
"Sau mấy hôm lịm đi, thình lình em bỗng tỉnh trí với tất cả
sự sáng suốt. Trong giấc ngủ chết, tuy mình mẩy cứng đờ, không thể cử động được
nhưng em vẫn nghe thấy lờ mờ chung quanh. Lúc ngất đi, em còn nghe tiếng đồng hồ
đánh mười giờ, rồi như chớp, một sự đau đớn ghê gớm, chưa bao giờ cảm thấy, ồ ạt
đến chiếm lấy người em. Cảm giác ấy tới rành rẽ và mau lẹ như một nhát dao đâm
suốt qua xương thịt, mà còn khiếp đảm hơn nhiều.
"Trong đêm đen tối, đột
nhiên em nghe đồng hồ đánh năm giờ. Trước hết linh hồn em chịu tất cả những sự
khó khăn để thoát khỏi chốn vô ý thức. Rồi ý nghĩ của em lần lượt theo nhau trở
lại và như muốn giật lùi. Em cố cử động nhưng không một chân tay nào theo sự sai
khiến của lý trí. Em còn ngờ nghệch trước cơn mê lịm của thể xác im lìm thì linh
hồn bỗng sôi nổi lên, suy nghĩ một cách mau chóng lạ thường. Trong một chớp
nhoáng của tâm thần sáng suốt, em thấy rõ trước sự kinh đảm của người chết. Trên
hai sợi dây đưa quan tài xuống địa huyệt, xác mình đụng vào săng, còn ở trên,
những người thân yêu vứt xuống nắm đất vĩnh quyết. Và trên hòm, có tiếng nện
đất, rồi đắp mộ xong, mọi người xây lưng lại, trở về với cuộc đời. Em tưởng
tượng ra dưới tận chỗ ở cuối cùng hết sức chắc chắn và kín đáo, sự lạnh lẽo ghê
gớm của bóng tối bất diệt. Em nghĩ đến anh, anh yêu dấu của em ở xa xôi không
hay biết gì hết.
"Em tưởng rằng trường hợp của em không phải là khác thường
và có lẽ lúc chết ta vẫn luôn luôn có ý thức, linh hồn còn sáng suốt trong cái
thân xác cứng đờ, người chết có lẽ phải biết qua các lúc tẩm liệm. Trong cảnh
ngộ hãi hùng ấy, nghĩ đến đêm lạnh đời đời dưới đáy huyệt âm u, linh hồn sẽ tiêu
tán theo xác thịt hay là về đâu? Em đau đớn nghĩ đến anh bơ vơ, cô độc, đời anh
không có em thì buồn khổ, hiu quạnh biết chừng nào. Thế rồi em ngất đi...."

Thế kể tiếp:
- Người nhà Trăng thấy tim nàng ngừng đập, da và môi nhợt
nhạt, hai mắt nhắm nghiền, thân thể cứng lạnh, mạch đứng, nên cho là chết thật.
Vì cái chết bề ngoài của Trăng rõ ràng như thế, thì không ai có thể nghi ngờ và
không vin vào cớ gì để nghi ngờ rằng Trăng chưa chết hẳn. Và sự chôn lầm người
còn sống bởi đây mà ra. Chính lúc tôi đào mồ Trăng lên cũng thấy nàng nằm trong
một dáng điệu của người chết. Sự may mắn kỳ diệu là Trăng tỉnh ra giấc ngủ chết,
cái chết bề ngoài, nhằm lúc tôi phá hòm chôn đựng nàng.
Sự sung sướng vô
cùng của chúng tôi gặp lại nhau trong một trường hợp dị thường như thế, loài
người không có thứ tiếng gì để tả nổi.
Tôi phải giấu giếm việc Trăng được
cứu khỏi bị chôn sống, đợi nàng thật lành mạnh rồi chúng tôi bỏ Huế vào Sài Gòn,
sống xa lạ hẳn để không ai tìm biết được cuộc tình duyên lạ lùng của Trăng và
tôi. Tôi viết một bức thư về nhà nói mình vì thích phiêu lưu nên đã xin làm dưới
tầu đi ngoại quốc. Đối với gia đình, tôi thấy có lỗi nhưng tôi biết rõ tính tình
cương quyết cực điểm của thầy tôi không bao giờ cho phép tôi lấy con một người
mà thầy tôi đã khinh.
Chúng tôi sống cùng nhau được mười ba tháng thương yêu
tha thiết thì Trăng chết, và lần này chết hẳn thật. Trái tim của nàng trước kia
đã yếu vì lần chôn sống càng yếu thêm, rồi mỗi ngày thêm nặng, và nàng đã nhắm
mắt trong tay tôi.
Im lặng một lúc, Thế kết luận:
- Bây giờ anh đã rõ
tại sao tôi tránh không muốn nói đến đàn bà. Người ta chỉ một lần yêu... Sau
Bích Trăng, đàn bà đối với tôi không có gì nữa hết!
Lời Thế vừa dứt, trong
im lặng, đen tối, con quạ của chàng lặp lại: Không có gì nữa hết!
Chúng tôi
ngồi yên lặng giờ lâu, và trong lắng chìm của bóng tối u huyền, vang ngâm giọng
Thế đọc theo nguyên văn bài thơ của nhà thi sĩ Mỹ:
"Một hôm giữa cảnh đêm
khua rờn rợn ta đang mỏi mệt gục đầu trầm ngâm đọc lại mấy cuốn sách cổ kỳ dị
không còn ai tìm đến. Trong khi ta lao đao muốn ngủ, thốt nhiên, nghe tiếng động
se sẽ, như tiếng ai gõ nhẹ vào cửa phòng ta. Ta lẩm bẩm: "Chắc ai lại thăm gõ
cửa phòng ta; chỉ thế thôi, và không có gì nữa hết".
"à, ta nhớ lại rõ ràng,
đêm hôm ấy vào khoảng tháng chạp lạnh lùng; mớ củi tàn xơ xác nằm chơ vơ in bóng
trên mặt đất. Ta thì nóng lòng chờ trời mau sáng vì u sầu tràn ngập cả hồn, ta
cố khuây lãng trang sách mà không được. Ta buồn rầu tưởng nhớ đến Bích Trăng
không còn nữa, nhớ đến nàng yêu kiều lộng lẫy mà thiên tiên kêu gọi là Bích
Trăng, chờ dưới trần gian không còn có ai gọi đến tên nàng nữa hết.
"Tiếng
mơ hồ, dìu dịu, rầu rầu của mấy tấm màn điều lao xao thấm đượm, tràn ngập hồn ta
những rùng rợn gớm ghê, mà chưa bao giờ ta đã cảm rung như thế, - đến nỗi ta
phải nhắc nhở mình luôn cho lòng bớt hồi hộp: "Chắc khách qua đường muốn vào đây
tạm nghỉ trọ, chắc vậy chớ không có gì nữa hết".
"Tâm trí lần lần mạnh dạn
lên, rồi tôi không ngập ngừng lâu nữa: "Ông hay bà nào ngoài đó, tôi xin thất
lỗi, số là tôi đang chập chờn ngủ thì ông hay bà lại gõ cửa, nhưng tiếng gõ khẽ
quá, tiếng gõ cửa phòng nhỏ quá, nên tôi cũng không rõ là có ai gõ thật hay
không". Nói rồi tôi mở toang cửa ra - ở ngoài chỉ là bóng tối đen, và không có
gì nữa hết!
"Nhìn sâu vào bóng tối u huyền, tôi đứng lặng giờ lâu, vừa kinh
ngạc, sợ hãi, nghi ngờ, tưởng tượng những chuyện lạ lùng mà chưa bao giờ kẻ trần
gian nào dám nghĩ đến; nhưng đêm vẫn im phăng phắc, bóng tối quạnh hiu, và chỉ
một tiếng lẩm bẩm: "Bích Trăng". Chính tôi đã lẩm bẩm gọi tên nàng và tiếng dội
thì thầm "Bích Trăng!" - Chỉ thế thôi, và không có gì nữa hết.
"Tôi trở vào
phòng đóng cửa lại, tâm hồn nóng hực, bỗng lại nghe tiếng gõ mạnh hơn lần trước.
Tôi tự bảo thầm: "Chắc có cái gì ở cửa sổ, ta phải tìm ra sự bí mật này. Hãy để
cho lòng bớt hồi hộp, rồi tìm ra sự bí mật này" - chỉ là tiếng gió thổi và không
có gì nữa hết.
"Tôi mở cửa sổ ra, thì một con quạ đen lớn, một con thần ô
thiên cổ, sột sạt trên cánh cửa bay vào. Nó không tỏ vẻ gì sợ hãi, cứ nghiễm
nhiên mà vào với vẻ mặt ông hoàng hay bà chúa, đậu trên cánh cửa phòng tôi, ngay
giữa đầu bức tượng vị nữ thần; nó đậu yên đó, và không có gì nữa hết.
"Vẻ
trịnh trọng, oai nghiêm của dáng điệu và nét mặt con chim đen nhánh làm cho tôi
đang buồn cũng phải hóa cười. Tôi nói - "Này hỡi quạ, giống chim quái gở tự đời
nào từ chốn Hoàng tuyền thăm thẳm đến đây, dẫu cho cái đầu ngươi đã bị cạo gọt,
nhưng ta chắc ngươi không phải là một con chim nhút nhát - vậy ngươi hãy nói cho
ta biết danh hiệu cao quý của ngươi ở chốn Hoàng tuyền thăm thẳm là gì? " Con
quạ nói: "Không có gì nữa hết!" Tôi lấy làm lạ rằng con chim xấu xa kia lại biết
nói rõ ràng như thế, tuy câu trả lời của nó không được nhiều ý nghĩa và hợp thời
cho lắm; nhưng thử hỏi có bao giờ ai là người đã được trông thấy một con chim
trên cửa phòng mình mà xưng danh hiệu là "Không có gì nữa hết".
"Con quạ
đứng chơ vơ trên bức tượng lạnh lùng, chỉ nói một câu đó thôi, hình như trong đó
ngụ hết cả tâm hồn tôi lúc bấy giờ. Nó không nói thêm gì nữa hết, nó không rung
động đến mảy lông - cho đến khi tôi nghẹn ngào, se sẽ nói: "Bạn bè tâm huyết của
ta biết bao người đã bỏ ta mà đi xa rồi; và đến sáng ngày người cũng sẽ bỏ ta mà
đi nữa, như những lời nguyện ước cũ". Con chim lại nói: "Không có gì nữa hết!"

"Giữa im lặng, câu trả lời đúng hợp như thế khiến tôi thất kinh tự bảo mình
rằng: Tưởng chừng con chim này chỉ biết nói có thế, nhưng chắc đã học được câu
này của một thi sĩ ba đào, bị thần tai họa tàn ác đánh đuổi không ngừng, khiến
nên bài thơ nào cũng chỉ quay về một điệp khúc thảm sầu tuyệt vọng: "Thế là hết,
không có gì nữa hết!"
"Nhưng lòng đang buồn tê tái nghĩ đến con quạ cũng
phải lấy làm lạ và buồn cười, tôi liền kéo ghế đệm đến trước mặt con chim, bức
tượng và cánh cửa; rồi gục đầu trên nhung buồn, tôi ngẫm nghĩ, mơ màng xa xôi để
tìm cho ra vì đâu con vật trầm triệu xấu xa, ốm yếu, con thần ô thiên cổ lại đến
đây mà kêu: "Không có gì nữa hết!"
"Trong khi tôi đang trầm ngâm thì con
chim với đôi mắt sáng quắc như soi thấu tận đáy lòng; trong khi tôi cố xét đoán
nghĩ đến ngàn vạn đường, gục đầu trên làn nhung óng ả dưới ánh đèn, màu nhung
tím óng ả dưới ánh đèn, mà xưa kia nàng đã gối đầu nhưng ngày nay không còn nữa,
than ôi, không còn gì nữa hết!
"Đang nhiên không khí hình như bỗng dịu dàng,
ngào ngạt hương thơm tỏa ra ở một đỉnh trầm do các vị thiên tiên từ trời hiện
xuống nhẹ nhàng lướt qua nệm lót trong phòng. Tôi la lớn: "Hỡi nhà thi sĩ khốn
khổ! Trời đã động lòng sai thiên tiên đem xuống cho ngươi ly rượu quên sầu đỡ
tiếc thương nhớ đến Bích Trăng. Vậy thì ngươi hãy uống đi, uống đi ly rượu quên
sầu, nhớ chi mãi đến Bích Trăng mệnh bạc!" Con quạ nói: "Không có gì nữa hết!"

"Hỡi giống tiên tri quái gở kia! Chim hay là quỷ nhưng vẫn là tiên tri,
ngươi do ác thần sai đến hay là bị bão táp phiêu dạt lại đây! Nhưng ngươi đã đến
chỗ trầm luân khổ ải, nơi hoang lương rùng rợn ám ảnh này, thì ta xin ngươi
thành thật nói cho ta biết rằng ở miền Cực Lạc có chăng, có chăng hương vị để
quên được hết u sầu? Nói đi, ta van người làm ơn nói cho ta biết với!. Con quạ
nói: "Không có gì nữa hết!"
"Hỡi giống tiên tri quái gở kia! Chim hay là quỷ
nhưng vẫn là tiên tri, dưới bầu trời ngươi với ta cùng sống, cùng thờ một đấng
Thượng đế, xin ngươi hãy nói cùng tâm hồn sầu khổ vô hạn này rằng một ngày kia ở
trên Thiên đàng vời vợi, ta có còn lại được âu yếm người con gái thanh tiết mà
thiên tiên đã gọi là Bích Trăng, âu yếm một người con gái yêu quý lộng lẫy mà
thiên tiên gọi là Bích Trăng! Con quạ nói: "Không có gì nữa hết!"
"Tôi dựng
đứng người hét lên: "Thôi thôi câu nói này là dấu vĩnh quyết giữa người và ta,
dầu ngươi là chim hay là quỷ! Ngươi hãy trở về trong gió bão, chốn Hoàng tuyền
thăm thẳm, ngươi đừng có để lại một mảnh lông đen nào của ngươi như là ghi sự
láo xược, nguyền rủa đất trời của ngươi. Hãy để mặc ta sầu thảm một mình, ngươi
hãy rời khỏi bức tượng ở phòng ta ! Ngươi đừng ở lại đây mà đâm xé trái tim ta
nữa! Hãy đi mau, ngươi đừng để cái bóng đen nghì nghìn thu thiên cổ in hình lên
cửa phòng ta!" Con quạ nói: "Không có gì nữa hết!"
"Nói thế rồi nó vẫn luôn
luôn đứng yên trên bức tượng nhợt nhạt của vị nữ thần, ngay trên cửa phòng tôi.
Hai con mắt của nó giống đôi mắt hung thần đang nghĩ ngợi; ánh đèn trôi chảy
trên mình chiếu bóng nó xuống đất - và tâm hồn ta trong cái bóng là là như nằm
chết đó; không biết bao giờ bay lên được nữa - không bao giờ nữa hết!"
Về Đầu Trang Go down
 
một người bạn kinh dị
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Cộng đồng Kinh Dị | Kênh Kinh Dị | KenhKinhDi.Com | Thế Giới Kinh Dị |
» Một người níu- một người buông
»  Bà tám bán xôi ( ma kinh dị )
»  Bí mật kinh hoàng trong Quán net!
»  2 Ngày Kinh Hoàng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Kênh thông tin giải trí dành cho teen việt :: ıllıllıTHẾ GIỚI GIẢI TRÍ ıllıllı ::  Thế Giới Truyện...!!! :: Truyện Ma-
Chuyển đến